Nông nghiệp 4.0 – Bước tiến mới cho ngành kinh tế chủ lực

Sản phẩm OCOP cùng nông sản chủ lực có sự tăng trưởng vượt bậc về sản lượng tiêu thụ, điều này đã giúp mở rộng thị trường nhờ các sàn thương mại điện tử. Nền Nông nghiệp 4.0 cũng có sự phát triển và đây là bước tiến mới cho ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam. Bạn hãy cùng Việt Nam Industry Show tìm hiểu nội dung sau để có cái nhìn tổng quan về thị trường nhé!

OCOP “thắng đậm” với sàn thương mại điện tử

Chương trình OCOP được triển khai và phát triển ổn định tại Quảng Bình, hiện tại ở đây đã có tới 94 sản phẩm được công nhận chính thức. Những sản phẩm OCOP của Quảng Bình ngày càng đứng vững trên thị trường nhờ các sàn thương mại điện tử (TMĐT).

OCOP "thắng đậm" với sàn thương mại điện tử
OCOP “thắng đậm” với sàn thương mại điện tử

Cụ thể ở Công ty TNHH Như Mận đã tích cực trong việc tìm kiếm, kết nối để đưa sản phẩm khoai deo bày bán rộng rãi trên các sàn TMĐT. Đại diện công ty chia sẻ đơn vị bắt đầu từ sàn Postmart với nhiều bỡ ngỡ, nhờ sự cố gắng nỗ lực và học hỏi, đến nay khoai deo Như Mận đã tiếp cận được nhiều người và sản lượng tiêu thụ tăng cao.

Qua nhiều năm cung ứng trên Postmart, đến nay khoai deo Như Mận đã có mặt tại nhiều sàn TMĐT nổi tiếng như Shopee, Smartgap, Voso,… Sản phẩm OCOP 3 sao này tiêu thụ qua các sàn TMĐT tốt hơn so với bán trực tiếp bởi sự tiện lợi và an toàn. Mỗi năm, công ty Như Mận bán ra khoảng 20-30 tấn, thu nhập đạt 400-500 triệu đồng.

Hợp tác xã sản xuất, mua bán, chế biến thủy hải sản Vương Đoàn cũng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhờ TMĐT. Nhiều mặt hàng OCOP như cá bờm trắng khô, tôm khô, mực khô,… được bày bán diện rộng trên Voso cũng như nhiều sàn nổi tiếng khác.

Đại dịch COVID-19 hoành hành nên để thích ứng kịp thời, nhiều đơn vị đã mở rộng kinh doanh online qua sàn TMĐT, bắt kịp xu hướng Nông nghiệp 4.0. Sau thời gian khai thác, sản phẩm tiêu thụ ổn định và được nhiều khách hàng biết đến hơn.

Mở rộng kinh doanh online qua sàn TMĐT do đại dịch COVID 19
Mở rộng kinh doanh online qua sàn TMĐT do đại dịch COVID 19

Xem thêm: Tiềm năng tăng trưởng ngành Coatings – Bao bì tại Việt Nam

Hoạt động kết nối OCOP với sàn thương mại điện tử

Nhằm mục đích quảng bá, tiêu thụ nông sản OCOP tại nhiều địa phương, các sở – ngành đã tiến hành thực hiện nhiều hoạt động nhằm kết nối và đưa sản phẩm lên sàn TMĐT. Ở tỉnh Quảng Bình hiện có khoảng 200 doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia quảng bá.

Cùng với hoạt động giới thiệu sản phẩm OCOP lên sàn TMĐT của tỉnh để đáp ứng Nông nghiệp 4.0 thì Sở NN-PTNT và Sở Công thương đã phối hợp, liên kết với sàn hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tốt hơn. Nhận được đa số phản hồi cực kỳ tích cực.

Ngành Nông nghiệp còn phối kết hợp với Sở Thông tin – Truyền thông và Sở Công thương liên kết sàn TMĐT, đưa các sản phẩm OCOP lên sàn. Chủ thể sản phẩm OCOP và khách hàng được kết nối với nhau chặt chẽ, hỗ trợ tăng trưởng nguồn doanh thu.

Tại website chính thức của OCOP là ocop.quangbinh.gov.vn do Chi cục quản lý đã thực hiện việc quảng bá, giới thiệu thương hiệu cho 57 sản phẩm OCOP ở nhiều loại sao. Trang web cũng đang tiếp tục cập nhật thêm nhiều sản phẩm OCOP mới trong tương lai.

Hoạt động kết nối OCOP với sàn thương mại điện tử
Hoạt động kết nối OCOP với sàn thương mại điện tử

Xem thêm: Ngành Cao su & Lốp xe cùng cơ hội nâng tầm thương hiệu

Thách thức khi đưa OCOP tiến gần với sàn thương mại điện tử

Sản phẩm OCOP đạt được mức doanh thu cao trên các sàn TMĐT. Nhưng việc đưa OCOP tiệm cận với sàn cũng có nhiều thách thức và khó khăn mà các sở – ngành – địa phương và nhà cung cấp cần vượt qua.

Đây là hình thức tiêu thụ sản lượng Nông nghiệp 4.0 có phần mới mẻ với bà con nông dân, đặc biệt là đồng bào ở vùng núi xa xôi, ít điều kiện tiếp xúc với công nghệ hay nền tảng mua hàng trực tuyến. Thường những nơi phát triển mới có thể tìm hiểu và đặt mua.

Hầu hết các chủ thể có sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh là những đơn vị sản xuất nhỏ lẻ, quy mô sản xuất còn hạn chế. Điều này khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu khách hàng nếu có nhu cầu đặt mua số lượng lớn.

Kinh nghiệm quảng bá cũng không nhiều do đó không tập trung đầu tư vào việc giới thiệu sản phẩm OCOP đã có mặt trên sàn TMĐT. Hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng TMĐT sẽ không được đẩy mạnh quảng bá đến nhiều người.

Thách thức khi đưa OCOP tiến gần với sàn thương mại điện tử
Thách thức khi đưa OCOP tiến gần với sàn thương mại điện tử

Để đối mặt với những thách thức này, lãnh đạo Quảng Bình đã thực hiện chương trình chuyển đổi số Nông nghiệp 4.0 hỗ trợ các nhà cung cấp sản phẩm OCOP. Sở sẽ được xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm trên nhiều nền tảng, sàn TMĐT sẽ là cầu nối giúp sản phẩm được tiêu thụ trên sàn uy tín.

Như vậy, nội dung trên VIIS đã cùng bạn tìm hiểu về tình hình Nông nghiệp 4.0, sự tăng trưởng về sản lượng OCOP ở sàn thương mại điện tử tạo nên bước tiến mới cho ngành kinh tế chủ lực Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu đăng ký tham quan hội chợ triển lãm, bạn vui lòng truy cập ngay tới VIIS để được hỗ trợ đăng ký nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Hotline